Trong văn hóa Việt nam cũng như Phương Đông Châu Á, thì vị Thần cai quản chuyện tài lộc, tiền bạc của mọi người. Tương truyền rằng, nếu được ngài Thần Tài phù hộ, chúng ta sẽ may mắn trong chuyện tiền bạc, làm ăn và giàu có. Vậy nên, Thần Tài là vị thần được yêu quý, thờ tụng khắp nơi, mọi nhà.
Tranh Thần Tài có ý nghĩa gì?
Tranh Thần Tài là tranh thường được treo nhiều nhất trong nhà của người Phương Đông, đặc biệt là người Việt Nam, gần như nhà nào làm ăn, kinh doanh đều treo tranh Thần Tài để cầu may mắn tài lộc, làm ăn kinh doanh thuận lợi.
Tranh Thần Tài có thể treo ở trong nhà, cửa hàng, công ty, phòng khách, phòng làm việc, gần bàn thờ Thần Tài, nếu làm quà tặng tân gia, khai trương cửa hàng, công ty sẽ rất ý nghĩa.
Gần như bất cứ ai, bất cứ người dân Việt Nam nào, nếu đã là người làm ăn kinh doanh, thì không thể không thờ ngài Thần Tài,chính ngài sẽ mang lại thuận lợi chuyện làm ăn kinh doanh, từ đó tiền bạc vào như nước, giàu có.
Ông Thần Tài trông như thế nào?
Về hình dáng của ông Thần Tài, người ta thường vẽ ông hình một người mặt đen, râu rậm, tay cầm roi, cưỡi cọp đen. Dân gian còn gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân (財帛星君) hay Triệu Công Nguyên Soái. Người đời vẽ ông trên một cái đĩa làm bằng kim loại trên bàn thờ để thờ cúng. Người Việt thường thờ ông Thần Tài vào ngày mồng 10 tháng giêng Âm lịch.
Cúng Thần Tài như thế nào?
Nếu như Thần Tài người ta cúng tỏi hay hoa quả thì trái lại Thổ Địa lại cúng chuối xiêm, thuốc lá hay có khi cúng ly cà phê. Thông tường Thần Tài người Hoa kính trọng và khấn vái nhiều, thì trái lại người Việt luôn luôn khấn vái Ông Địa. Có câu: Lạy ông Địa cúng nải chuối là câu khấn thường xuyên, giá trị vật cúng thường thấp hơn vật mất hay vật cần khấn. Vào ngày tết, vai trò của Thần Tài càng được xem trọng hơn. Người ta lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho ông sạch sẽ, nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới về. Họ tin rằng năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và Thần Tài có sạch sẽ thì làm ăn mới phát tài.
Bài vị của ông Thần Tài và bàn thờ của ngài
Bàn thờ Thần Tài được lập ở những góc nhà, xó xỉnh chứ không phải nơi cao ráo như bàn thờ Tổ tiên, Thổ Công hay Thánh Sư. Bàn thờ Thần Tài chỉ là một sập sơn son thếp vàng. Phía trong khảm là bài vị hoặc thùng gỗ dán giấy đỏ ở xung quanh, phía trong dán bài vị, cũng được viết trên giấy đỏ.